3 cách cài đặt và gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Thứ Ba, tháng 1 30, 2018
Khi sử dụng máy tính, cài đặt, gỡ bỏ phần mềm là một việc nhường như ai cũng đã làm khi cần sử dụng một phần mềm. Việc này thực hiện trên Windows thì khá dễ dàng, thông thường bạn chỉ cần giải nén (nếu có), chạy file setup .exe và thực hiện theo hướng dẫn trên phần mềm,

Nhưng đối với Linux nói chung và Ubuntu nói riêng, việc cài đặt, gỡ bỏ một phần mềm tương đối phức tạp hơn đối với người mới.
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với bạn 4 cách để cài đặt một phần mềm trên Ubuntu cũng như cách gỡ bỏ phần mềm mà bạn đã cài đặt một cách chi tiết.

1. Cài đặt, gỡ bỏ phần mềm bằng Ubuntu Software Center

Nếu như trên Windows 10 có Windows Store (cửa hàng ứng dụng Windows) thì trên Ubuntu bạn cũng có một cửa hàng tương tự dành riêng cho Ubuntu đó là Ubuntu Software Center. Đây là kho cung cấp phần lớn các ứng dụng, phần mềm, game trên Ubuntu. 
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)
Ành trên Ubuntu 17.10
Việc cài đặt phần mềm cũng tương tự Windows 10, bạn chỉ cần mở Ubuntu Software Center, gõ vào thành tìm kiếm tên phần mềm, game bạn muốn cài đặt và chọn install, nhập vào mật khẩu quản trị (admin) để cài đặt.
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Cách này có một hạn chế là không phải ứng dụng nào cũng có sẵn trên Store và chúng thì khá lâu mới được cập nhật.

Muốn gỡ bỏ phần mềm nào bạn chỉ cần chọn remove để loại bỏ nó mà thôi.
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

2. Cài đặt gói phần mềm (.deb) thủ công

Trên Windows, các file cài đặt phần mềm thường có định dạng *.exe, trên Linux cũng có định dạng riêng của mình là .rpm và một định dạng phổ biến khác *.deb. DEB là một định dạng gói (package) phần mềm thường được sử dụng trong các bản phân phối Debian GNU/Linux, trong đó có Ubuntu. Các gói cài đặt dạng DEB thường có được khi tải về từ các website, ví dụ khi tải Teamviewer cho Ubuntu từ trang chủ
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Để cài đặt gói phần mềm dạng .deb bạn cần mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và dùng các lệnh sau:

#1. Dùng lệnh cd để chuyển đến vị trí thư mục đang lưu file phần mềm .deb.
Ví dụ, mình đang lưu teamviewer trong thư mục Download (/home/Downloads), Do mặc định khi mở Terminal thì bạn đang ở  đường dẫn /home rồi nên chỉ cần gõ:
cd Downloads
Để hiểu rõ hơn lệnh cd bạn có thể tham khảo ở bài này, chúng tương tự nhau cả.

#2. Khi cài đặt phần mềm bạn cần quyền root  (superuser do) do đó trước lệnh sẽ có thêm "sudo" , gõ lệnh sau và nhập mật khẩu admin rồi enter để cài đặt:
sudo dpkg -i tên_goi_phan_mem.deb
Có thể bạn đã biết: Khi nhập mật khẩu của tài khoản admin (superuser do) trên Terminal sẽ không hiện bất kỳ ký tự gì kể cả dấu "*" nên bạn vẫn cứ nhập bình thường nhé.

Ví dụ ở đây mình sẽ cài đặt teamviewer 13 đã tải về và lưu ở thư mục download nên gõ lệnh:
sudo dpkg -i teamviewer_13.0.6634_amd64.deb
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Tips: Nếu tên gói phần mềm dài, bạn có thể gõ vài chữ cái đầu sau đó nhấn phím Tab để Terminal tự động điền. Cách này cũng áp dụng cho lệnh và thư mục nên đừng quên sử dụng nó.
Trong đó:
  • dpkg là một công cụ để cài đặt, gỡ bỏ và quản lý các gói (package) trên Ubuntu
  • -i: viết tắt của install để cài đặt file deb
#3. Để gỡ bỏ phần mềm bạn hãy thay "-i" thành "-r" (remove), cú pháp:
sudo dpkg -r tên_phan_mem
Ví dụ: để gỡ bỏ teamviewer đã cài, mình dùng lệnh sau:
sudo dpkg -r teamviewer
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Lệnh trên chỉ gỡ bỏ phần mềm nhưng vẫn còn các file cấu hình, nếu bạn muốn gỡ sạch sẽ hơn có thể dùng lệnh:
sudo dpkg -P tên_phan_mem

3. Tìm kiếm, cài đặt phần mềm từ Internet với APT

APT (viết tắt của Advanced Packaging Tool) là một bộ công cụ dòng lệnh mạnh mẽ để quản lý các gói phần mềm, cài đặt gói phần mềm, gỡ bỏ gói phần mềm cũng như cập nhật các gói phần mềm trên Linux (Ubuntu).

#1. Cài đặt các gói phần mềm bằng lệnh APT

Để cài đặt các gói phần mềm với các lệnh APT bạn thưc hiện như sau:
Mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và dùng lệnh sau để tìm kiếm gói phần mềm cần cài đặt:
apt-cache search cac_goi_phan_mem
Ternimal sẽ tìm kiếm các gói phần mềm có trong kho lưu trữ của Ubuntu và hiển thị tên kèm mô tả ngắn gọn (phía sau dấu"-") về chúng. Ví dụ ở đây mình cần tìm google chrome, bạn có thể thấy rất nhiều gói liên quan đến Chrome được tìm kiếm
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)

Muốn cài đặt gói phần mềm nào bạn chỉ cần gõ lệnh:
sudo apt-get install ten-goi-phan-mem
Ví dụ: mình cần cài đặt google chrome bản beta nên gõ:
3 cách cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trên Linux (Ubuntu)
Như vậy là đã cài đặt thành công Google chrome beta.

#2. Xóa bỏ các gói phần mềm bằng lệnh APT

Tương tự, để xóa bỏ một phần mềm với APT bạn dùng lệnh:
sudo apt-get remove ten-goi-phan-mem
Lệnh trên sẽ không gỡ sạch các file cầu hình của phần mềm để khi bạn cài đặt lại sẽ tiện dụng hơn. Nhưng nếu không sử dụng lại phần mềm, bạn có thể xóa bỏ sạch sẽ chúng bằng lệnh:
sudo apt-get remove --purge ten-goi-phan-mem
hoặc
sudo apt-get autoremove ten-goi-phan-mem

#3. Cập nhật, nâng cấp gói phần mềm bằng lệnh APT

APT cho phép bạn kiểm tra và cài đặt các bản cập nhật mới cho các gói phần mềm của mình bằng lệnh:
sudo apt-get upgrade ten-goi-phan-mem
Nếu muốn cài đặt bản cập nhất mới cho tất cả các phần mềm bạn chỉ cần dùng lệnh:
sudo apt-get upgrade

Các phần mềm trên Ubuntu được cung cấp từ các kho lưu trữ. Do đó bạn nên cập nhật cơ sở dữ liệu các chỉ mục cho các gói phần mềm bằng lệnh:
sudo apt-get update
Tips: Bạn nên thường xuyên dùng lệnh update để cập nhật các chỉ mục trước khi cài đặt (install) hay nâng cấp (upgrade) gói phần mềm.

Lời kết:
Trên đây là 3 cách phổ biến để cài đặt một phần mềm ứng dụng cũng như gỡ bỏ hay cập nhật chúng trên Linux (Ubuntu). Tùy vào những phần mềm khác nhau mà có thể có cách cài đặt khác nhau, bạn có thể lựa chọn cài bằng lệnh hoặc từ Software Center, cách thức nào cũng có những ưu nhược điểm của riêng nó. Cài từ Software Center thì dễ dàng nhưng ít ứng dụng và lâu được cập nhật. Cài bằng lệnh thì nhanh chóng, nhiều ừng dụng nhưng hơi khó khăn đối với người mới.

Cá nhân mình thích cài bằng lệnh vì nó chuyên nghiệp, còn bạn thì sao ? Hãy nói cho mình biết bằng cách bình luận bên dưới nhé.

Gợi ý: Sửa lỗi sai giờ khi cài song song Linux (Ubuntu) với Windows 10

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.